More

    TƯ VẤN XÁC THỰC CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

    CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN DỰ

    Nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ theo quy định tại Điều 93 và Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện đầy đủ, chính xác, sự liên quan giữa các chứng cứ và khảng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, tất cả các hoạt động tố tụng dân sự đều phải đi đến kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ, trên cơ sở đó mới có thể kết luận về vụ án, vụ việc dân sự.

    Như vậy, có thể hiểu chứng cứ là những gì có thật, phản ánh sự thật khách quan về một vụ việc và được thu thập theo trình tự nhất định do pháp luật quy định.

    CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CHỨNG CỨ

    Bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng xuất hiện, diễn ra trong thế giới khách quan, do đó, những tình tiết, sự kiện, diễn biến của sự việc dân sự đều tồn tại trong thế giới vật chất, nó đều để lại các “dấu vết” trong thế giới vật chất với muôn hình, muôn vẻ, nhưng khái quát lại có hai dạng dưới đây:

    • Các dấu vết phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của vụ án được phản ánh vào ý thức của con người. Thông qua các biện pháp, các hình thức thu thập chứng cứ để “vật chất” hóa các dấu vết đó dưới những hình thức nhất định.
    • Các dấu vết vật chất, ví dụ như vật chứng, các giấy biên nhận nợ, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng trong các vụ án tranh chấp đòi nợ…

    Các “dấu vết” được coi là chứng cứ của vụ án chính là sự phản ánh các mặt riêng lẻ của sự thật về vụ án được thu thập theo một trình tự, thủ tục do luật định là căn cứ cho việc xác định sự thật của vụ án, nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

    ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỨNG CỨ

    Chứng cứ là những gì có thật

    Được giao nộp và thu thập theo trình tự thủ tục pháp luật

    Làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan

    ĐẶC TÍNH CỦA CHỨNG CỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỨNG CỨ

    Một tài liệu chỉ được coi là chứng cứ khi nó bảo đảm cả ba đặc tính dưới đây thì mới có giá trị chứng minh, mới là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

    Tính khách quan của chứng cứ

    Khi một chứng cứ đã xuất hiện nó sẽ tồn tại trong thế giới vật chất, đó cũng là thê giới khách quan, độc lập với ý thức của con người. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa tính khách quan của chứng cứ với sự hình thành nên chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? Ai là người viết, ai là người quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không... để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

    Tính liên quan của chứng cứ

    Khi có việc khởi kiện hoặc khi có yêu cầu Tòa án giải quyết một vụ việc, dân sự thì đương sự, nhân chứng, các cơ quan tổ chức... sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, tài liệu để sử dụng làm chứng cứ của vụ việc dân sự đó. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án chỉ là gián tiếp phải xâu chuỗi, xem xét, đánh giá nó trong mối quan hệ với các tài liệu, tình tiết khác, những chứng cứ khác mới thấy được giá trị chứng minh của nó.

    Tính hợp pháp của chứng cứ

    Các tài liệu, vật chứng... muốn trở thành chứng cứ phải được thu thập, bảo quản theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định thì mới có giá trị pháp lý. Ví dụ: Trong một biên bản lấy lời khai của đương sự A, có nội dung chính là đương sự A thừa nhận có nợ B số tiền như B khởi kiện. Biên bản này không có chữ ký của A, không có chữ ký của Thẩm phán lấy lời khai, biên bản không thể hiện thời gian, địa điểm lấy lời khai, như vậy biên bản lấy lời khai này đã không làm đúng quy định của pháp luật, nên các nội dung trong đó không được coi là chứng cứ.

    Những gì không phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự không được coi là chứng cứ

    Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, được dùng làm căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án mới được coi là chứng cứ, nghĩa là những gì không phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự sẽ không được coi là chứng cứ của vụ án đó.

    Chỉ những gì có thật, được thu thập theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự… mới có thể được coi là chứng cứ của vụ án. Do đó, việc xác định sự kiện, tình tiết nào được coi là chứng cứ của vụ án là không đơn giản trong hoạt động thực tiễn.

    Việc hình thành một sự kiện, một tình tiết có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hành vi con người, nhưng một khi sự kiện, hiện tượng, tình tiết đó đã ra đời và được coi là chứng cứ của vụ án thì nó lại tồn tại một cách khách quan với ý thức của con người, kể cả người đã tạo ra nó.

    TƯ VẤN XÁC THỰC CHỨNG CỨ LÀ GÌ?

    Trong thực tiễn, “chứng cứ giả” vẫn xuất hiện, do những con người không trung thực, vì những động cơ khác nhau, đã tạo ra và cung cấp cho Toà án làm cho việc đánh giá chứng cứ trở nên khó khăn, phức tạp trước hoả mù giả, thật. Do đó, dịch vụ tư vấn xác thực chứng cứ của VietnamBankers nhằm xác định một sự kiện, một tình tiết, tài liệu nào đó là chứng cứ của vụ việc dân sự hay không? có liên quan mật thiết đến vụ việc dân sự mà Toà án đang giải quyết hay không? và việc thu thập có đúng với trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định hay không?

    Tư vấn xác thực tính thật giả của chứng cứ

    Tư vấn xác thực tính khách quan của chứng cứ

    Tư vấn xác thực tính liên quan của chứng cứ

    Tư vấn xác thực tính hợp pháp của chứng cứ

    QUY TRÌNH TƯ VẤN XÁC THỰC CHỨNG CỨ

    (Nguyên tắc thực hiện tư vấn xác thực của VietnamBankers là không giữ bản gốc tài liệu của khách hàng. VietnamBankers chỉ kiểm tra bản gốc tài liệu trong khoảng thời gian 15 phút rồi trả lại cho khách hàng. Thời gian trả kết quả nhanh, chính xác.)

    01 Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng
    02 Kiểm tra trực tiếp bản gốc chứng cứ
    03 Xác thực tính nguyên thủy của tài liệu
    04 Xác thực tính thật giả của chứng cứ
    05 Xác thực tính khách quan của chứng cứ
    06 Xác thực tính liên quan của chứng cứ
    07 Xác thực tính hợp pháp của chứng cứ
    08 Kết luận tư vấn xác thực chứng chứ

     

    TƯ VẤN XÁC THỰC CÁC LOẠI CHỨNG CỨ

    VietnamBankers tư vấn xác thực chứng cứ là các dạng tài liệu:

    CHỨNG CỨ DẠNG GIẤY TỜ

    CHỨNG CỨ HÌNH ẢNH

    CHỨNG CỨ ÂM THANH

    CHỨNG CỨ VIDEO

    CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ

    CHỨNG CỨ DẠNG KHÁC

    ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA VIETNAMBANKERS

    Đội ngũ chuyên gia thực hiện nghiệp vụ xác thực tài liệu của VietnamBankers là các Giám định viên Tư pháp kỹ thuật hình sự đầu ngành về tài liệu với kinh nghiệm trực tiếp làm công tác giám định tài liệu, tham gia công tác thực tế xác định giấy tờ thật giả phục vụ công tác điều tra tội phạm trên 25 năm.

    KHÁCH HÀNG CỦA VIETNAMBANKERS

    VietnamBankers với mạng lưới hơn 2.000 khách hàng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Thương mại dịch vụ… 

    VietnamBankers luôn cố gắng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác và khách hàng, giúp cho nhiều Quý Khách hàng được sử dụng dịch vụ chất lượng nhất.

    CẢNH BÁO RỦI RO