Việc mua ô tô cũ khá được ưu chuộng ở nước ta do giá xe cũ thấp hơn nhiều so với giá xe mới, có được nhiều sự lựa chọn với phân hạng xe cao hơn, thuế phí thấp chỉ 2% giá xe còn xe mới thì tới tận 10%, trong khi giá xe mới thường mất giá nhanh còn xe cũ lại khá ổn định,… Nhận thấy được đây là một thị trường béo bở nên rất nhiều đối tượng đã sử nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi để lừa đảo những người mua xe ô tô cũ đặc biệt là với người không có quá nhiều hiểu biết về xe hoặc mới lần đầu mua xe chưa có kinh nghiệm thì chúng lại càng dễ dàng hơn.
1. Những chiêu trò lừa đảo khi mua ô tô cũ
Về tình trạng và nguồn gốc thực sự của xe
Trước khi đem ra rao bán các đối tượng này thường tân trang bóng bẩy cho các vị trí dễ thấy của xe. Sau đó thường thổi phồng bằng những câu như: xe chưa đâm đụng đâu bao giờ, chưa thay thế bất cứ phụ tùng nào còn y nguyên của hãng, lớp sơn của xe chưa từng bị dặm lại,… Tuy nhiên, muốn kiểm tra tình trạng xe hiện tại bạn cần nhờ tới một bên thứ ba.
Bên cạnh việc gian dối tình trạng xe các đối tượng còn nói dối cả nguồn gốc của nó. Hầu hết ai bán xe cũ cũng nói rằng: xe này của các đại gia người ta thay xe liên tục nên gần như là mới, chủ xe cũ ít sử dụng nên bán,… Trên thực tế rất có thể các xe đó có nguồn gốc hoàn khác: xe do trộm cắp, xe lậu, xe chạy dịch vụ,…
Tua đồng hồ công tơ mét
Chiêu trò này cũng đã không còn quá xa lạ tuy nhiên nhiều người vẫn dính bẫy. Người bán tua lại công tơ hô biến từ 200- 300 nghìn km còn 100 nghìn km hoặc hơn thế. Do đó khi xem xe bạn không nên chỉ dựa vào chỉ số công tơ để đánh giá.
Làm giả giấy tờ đăng ký xe ô tô – trường hợp lừa đảo mua ô tô cũ gây nhiều rủi ro cho người mua
Đối với những chiếc xe ô tô không có nguồn gốc rõ ràng như: xe nhập lậu, xe trộm cắp bán lại, xe chiếm đoạt từ các thủ đoạn bất chính, xe bị bỏ không chủ,… để có thể bán được các đối tượng buộc phải làm giấy tờ xe giả thì mới có thể bán lại với giá cao. Người mua khó lòng nhận biết được do thủ đoạn làm giả quá tinh vi.
Do giấy tờ giả nên không thể làm hợp đồng mua bán có công chứng hay sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thường chỉ là giấy tờ viết tay. Do đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi chủ xe bị mất trộm tìm được, xe lậu bị cơ quan CA phát hiện,…
Bán xe ô tô mua trả góp
Nhiều đối tượng mua xe ô tô theo hình thức trả góp mặc dù chưa trả hết nợ cho ngân hàng nhưng lại tiến hành bán xe đi. Thông thường trong trường hợp này xe sẽ được bán với một mức giá hết sức hấp dẫn người mua, bên bán thì cam kết sẽ dùng số tiền nhận được trả nốt số nợ. Tuy nhiên nếu các điều khoản trong hợp đồng mua bán không rõ ràng rất có thể người bán sẽ xù nợ để cho người mua phải gánh khoản nợ từ chiếc xe cũ. Do đó, khi mua xe cũ còn đang trả góp thì hãy trực tiếp đứng ra trả khoản nợ hoặc yêu cầu người bán cam kết rõ ràng về việc này.
Giao đầy đủ giấy tờ nhưng không giao xe
Nhiều người khi mua xe thường có suy nghĩ cầm được đủ giấy tờ của xe rồi thì nhận xe là chuyện sớm muộn. Tuy nhiên, giấy tờ xe hoàn toàn có thể báo mất và làm lại. Nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở này để yêu cầu người mua thanh toán trước một phần khi đã đưa đầy đủ giấy tờ. Sau đó thì ôm cả tiền và xe mất hút còn người mua vừa mất tiền mà xe thì chẳng thấy.
Vậy làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi mua xe ô tô cũ?
Chọn nơi bán xe uy tín: ưu tiên các cơ sở lớn, kinh doanh nhiều năm trong ngành, người quen biết đáng tin cậy,… có thể giá ở đây sẽ cao hơn ít nhiều tuy nhiên lại rất đảm bảo.
Kiểm tra kĩ càng lại toàn bộ xe: Tốt hơn hết là nhờ bên thứ ba không quen biết với bên bán có uy tín kinh nghiệm trong việc kiểm tra hoặc sử dụng các dịch vụ kiểm tra xe để xem xét kĩ tình trạng của xe: xe đã đâm đụng va chạm chưa, sơn xe đã bị dặm lại chưa, xe đã bị bổ máy chưa,…
Kiểm tra thông tin giấy tờ xe: Giấy tờ giả sẽ gây rất nhiều rủi ro trong việc sử dụng cũng như mua bán sau này nên cần kiểm tra kĩ lưỡng bằng cách cách kiểm tra giấy tờ xe thật/giả hoặc sử dụng các dịch vụ xác thực giấy tờ xe để yên tâm hơn trong mọi giao dịch mua bán của bạn.