Ngăn chặn tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng

0
684

Thời gian qua, bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng cường ứng dụng các công nghệ số hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng và ngăn chặn tội phạm công nghệ cao.

Thực tế hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua đã và đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới; tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm chi phí giao dịch.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo đó cũng phát triển mạnh mẽ, nhất là thanh toán qua điện thoại di động và internet. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong những tháng đầu năm 2020, hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Tỷ trọng giao dịch tại ATM năm 2018 thông qua hệ thống Napas chiếm 62%, năm 2019 giảm còn 42%, trong khi tỷ trọng giao dịch thanh toán liên ngân hàng năm 2018 là 26%, năm 2019 tăng lên 48%, thể hiện sự thay đổi thói quen từ việc rút tiền qua ATM phục vụ cho việc chi tiêu hàng hàng ngày bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh ngân hàng điện tử.

Theo khảo sát của Synmactec (2017), Việt Nam hiện là quốc gia nằm trong top 10 nước phát hiện các hành vi tội phạm mạng cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ các vụ “hũ mật ong” được các nhà quản lý mạng khởi nguồn phát triển để lừa các kẻ tấn công internet kết nối vạn vật từ Việt Nam là 3,8%, chỉ sau Trung Quốc (26,5%), Mỹ (17,7%), Nga (5,8%) và Đức (4,9%).

Tuy nhiên, cùng với đó là những nguy cơ, lỗ hổng, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật. Theo khảo sát của Synmactec (2017), Việt Nam hiện là quốc gia nằm trong top 10 nước phát hiện các hành vi tội phạm mạng cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ các vụ “hũ mật ong” được các nhà quản lý mạng khởi nguồn phát triển để lừa các kẻ tấn công internet kết nối vạn vật từ Việt Nam là 3,8%, chỉ sau Trung Quốc (26,5%), Mỹ (17,7%), Nga (5,8%) và Đức (4,9%).

Dấu hiệu rõ ràng cho lập luận trên chính là tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng với nhiều phương thức tinh vi, phức tạp. Các thủ đoạn mà tội phạm mạng sử dụng đa dạng và tinh vi, phổ biến như: Trộm cắp danh tính; Gian lận thẻ tín dụng; Lợi dụng hệ thống thanh toán Swift; Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng giữa doanh nghiệp với nhau; Lợi dụng bán hàng đa cấp; Lợi dụng lỗ hổng của hệ thống ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó phải kể đến nhiều lỗ hổng bảo mật, chưa được khắc phục, giải quyết kịp thời; những bất cập trong cơ chế, chính sách và pháp luật để tội phạm mạng lợi dụng; năng lực tổ chức quản lý còn hạn chế; người dùng chưa thực sự coi trọng an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân…

Trong khi, hoạt động phòng, chống tội phạm mạng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các đối tượng tội phạm mạng được tổ chức chặt chẽ, có trình độ cao về công nghệ thông tin, cách thức phạm tội và che giấu khá tinh vi. Không gian phạm tội “ảo” trên internet khó xác định được địa bàn cụ thể, cũng như danh tính và địa chỉ thật. Phương thức định danh khách hàng điện tử tuy mang lại nhiều lợi ích, song có thể bị lợi các đội tượng tội phạm lợi dụng để thực hiện các vi bất hợp pháp.

Việc cung cấp thông tin, lịch sử giao dịch của chủ thẻ ở nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào các ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành, trong khi mỗi nước có hệ thống luật pháp khác nhau, nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự đa dạng của các tổ chức tài chính, ngân hàng, cũng như loại hình thanh toán cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát dòng tiền của tội phạm mạng…

Công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua tuy đã đạt những kết quả bước đầu, song nhìn chung còn nhiều tồn tại như: Các quy định, tiêu chuẩn về an toàn thông tin trong ngân hàng còn lỏng lẻo, hạn chế; Công tác công tác quản trị rủi ro công nghệ chưa được chuyên môn hóa, nhiều ngân hàng còn coi như một phần nhỏ trong quản trị rủi ro hoạt động…

Nhằm góp phần ngăng ngừa tội phạm công nghệ cao, thời gian tới, hệ thống ngân hàng thương mại cần tăng cường các giải pháp cụ thể sau:

Một là, xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn thông tin. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thông tin, xây dựng các tiêu chuẩn về năng lực, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật làm công tác đảm bảo an toàn thông tin; hình thành đội ngũ chuyên gia về an toàn thông tin.

Hai là, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới theo thiết kế của ngân hàng số, với các quy trình được số hóa, quản trị thông minh, tự động hóa xử lý và kiểm soát rủi ro, gian lận dựa trên các công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và robot tự động, để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành, kinh doanh và phòng ngừa rủi ro, đáp ứng lộ trình áp dụng Basel II.

Ba là, chuyên môn hóa công tác quản trị rủi ro công nghệ; tăng cường tối ưu hóa các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm hạn chế tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.

Bốn là, tăng cường tuyên truyền đối với khách hàng trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm phòng chống tội phạm công nghệ cao, thực hiện đào tạo và giáo dục tài chính đối với khách hàng, tập trung vào vấn đề an toàn.

” Theo Tạp chí tài chính “

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây