Mua phải chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào ?

0
3474

Việc các đường dây làm chứng chỉ giả, bằng cấp giả và các vụ việc công chức kể cả thẩm phán dùng bằng giả bị phát hiện khá nhiều trong thời gian qua. Luật sư, của Công ty Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp một số vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề trên:

1. Mua phải chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Về việc làm hoặc sử dụng bằng giả sẽ bị xử lý theo những quy định sau:

Thứ nhất, về biện pháp hành chính được quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:

” Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

Thứ hai, trách nhiệm hình sự được đặt ra khi hành vi thực hiện đảm bảo cấu thành tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 341Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trân trọng.

>> Xem thêm:  Tư vấn quy định pháp luật về tội làm giả giấy tờ, tài liệu ?

2. Tội môi giới mua bán chứng chỉ giả thì bị xử lý như thế nào?

Tội môi giới mua bán chứng chỉ giả thì bị xử lý như thế nào ?

Xin chào Luật Minh Khuê, trước kia lúc còn đi học tôi có mua dùm bạn 4 cái bằng Anh văn chứng chỉ A, đến khi bạn tôi đi công chứng thì bị công an bắt và lôi tôi ra. Lúc bán tôi có lấy tiền hoa hồng 200.000 trên 1 bằng. Xin hỏi tôi sẽ phải chịu những tội gì và hình phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo khoản 1, điều 341 Bộ luật hình sự bộ luật hình sự năm 2015:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Căn cứ theo điều 16, Nghị định 138/2013/NĐCP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

…..3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.……

Như vậy, trường hợp của bạn là mua dùm bạn 4 cái bằng Anh Văn chứng chỉ A sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

>> Xem thêm:  Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm hình sự mới năm 2021

3. Sử dụng chứng chỉ giả có bị xử lý hình sự không?

Chào luật sư! Tôi đã đọc được bài viết của Luật sư về trường hợp sử dụng chứng chỉ giả. Cám ơn luật sư rất nhiều về bài viết này rất có ich với tôi. HIện tại người thân của tôi gặp phải trường hợp sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của một trung tâm vào việc thi tuyển công chức. Hiện tại đã được triệu tập của công an Tỉnh lấy lời khai. Bạn tôi là người mua chứng chỉ qua một người bạn, và đã thành thật khai báo với cơ quan nhà nước để phục vụ điều tra.
Tôi đã nắm được hình thức xử phạt chung, nhưng xin cho tôi hỏi thêm. Liệu người thân của tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và mức phạt cụ thể là tiền hay phạt tù? người thân của tôi đã là công chức của bệnh viện và đang tập sự. Vậy liệu có bị mất việc không?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

“ Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Bộ luật hình sự năm 2015)

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả” là một điều cấm. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 341 BLHS.

Theo Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức

Điều 14. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Như vậy thì theo như quy định trên khi bạn của bạn bị phát hiện sử dụng bằng giả để thi tuyển và làm việc .Bạn của bạn là công chức như vậy bạn của bạn bị xử lý theo khoản 1Điều267 Bộ luật hình sự thì bạn của bạn còn bị buộc thôi việc theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP.

Trân trọng.

4. Nhờ người ký nhận quà tết thay có bị xử lý hình sự?

Vào đầu năm xã e có cấp quà tết cho cán bộ, công chức xã, nhưng khi cấp quà, người cấp quà không để người quà ký nhận mà nhờ người ký thay. Vì vậy toàn bộ chữ ký trong danh sách người nhận quà không phải là chữ ký người nhận quà. Luật sư cho e hỏi hành vi này có phải giả mạo chữ ký không và xử phạt hành chính thì xử phạt người cấp quà hay kế toán Ngân sách xã ? Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Hành vi thu thập chữ ký này được tiến hành bởi người cấp quà. Tuy nhiên, hành vi này chỉ bị xử lý hành chính nếu văn bản có chữ ký giả đó được người cấp quà hoặc người có thẩm quyền đóng dấu vào văn bản này đóng dấu khi biết rõ chữ ký đó không phải của người nhận quà theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH như sau:

“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: …

b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền;…

Bên cạnh đó, nếu việc phát quà này không tới được cho người nhận quà đúng quy định. Việc sử dụng chữ ký giả này nhằm chiếm đoạt số quà trên thì người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

…c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;”

Tùy mức độ, hành vi vi phạm mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

5. Sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?

Tôi có vấn đề lo lắng mong luật sư tư vấn giúp tôi như sau: – Bạn tôi có mở lớp đào tạo chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (quốc gia). – Bản thân tôi có giới thiệu một vài người thân quen tới đăng ký thi lấy bằng. Nhưng mấy hôm nay bạn tôi bị công an bắt vì tội làm giả tài liệu con dấu (bằng giả). Xin luật sư tư vấn giúp tôi xem về mặt trách nhiệm tôi có bị sao không? (Tôi không hề biết bạn tôi làm giả bằng cấp). Chân thành cám ơn luật sư!

Trả lời:

Trong trường hợp này có hai tình huống có thể xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Bạn biết rõ hành vi làm bằng giả của bạn mình.

Bạn có thể được xác định là đồng phạm với tội phạm quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự nêu trên.

Điều 17 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Trường hợp 2: Bạn không hề biết về việc bạn bạn làm bằng giả cho học viên

Trường hợp này bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự hay hành chính với hành vi của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hành Chính – Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm:  Quy định mới về tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức ? Hình phạt làm giả giấy tờ

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng bị phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:

” Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

Câu hỏi: Mức xử phạt với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác?

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:

” Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

Câu hỏi: Mức xử phạt với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:

” Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

 

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

‘Theo Luật Minh Khuê’

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây